GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
______________________________________-
HỘI ĐỒNG CHỨNG MINH
______________________________________-
THÔNG ĐIỆP
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2563 – DL.2019
CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PL.2563 – DL.2019
CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni PhậtKính bạch Chư tôn đức Tăng Ni,Kính thưa Quý vị khách quý,Thưa Quý vị Phật tử ở trong nước và ở nước ngoài.
Vesak là sự kiện thiêng liêng gắn liền với cuộc đời của Đức Phật: ngày Đức Phật đản sinh, ngày Đức Phật thành đạo, và ngày Đức Phậtnhập Niết bàn. Đây là sự kiện hy hữu của toàn nhân loại như trong Kinh điển Nikaya có ghi: “Một chúng sinh duy nhất, một con ngườiphi thường xuất hiện trong thế gian này, vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vìlòng bi mẫn, vì sự tốt đẹp, vì lợi ích và hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Đó là Đấng Như Lai Chánh đẳng Chánh giác”. Đức Phật là bậcĐạo sư đại Giác ngộ. Ngài đã đem đến cho nhân loại bức thông điệp hòa bình, hạnh phúc thương yêu, mở ra con đường mà tự thân mỗi người phải vượt qua sự cám dỗ và chi phối của lòng tham, sự sân hận, si mê của con người để tiến đến cảnh giới giác ngộ, đó chính là con đường tu tậpGiới – Định -Tuệ hướng đến sự an lạc, giải thoát là lẽ đích thực và cứu cánh của cuộc sống.
Năm nay, hòa trong không khí hân hoan của cộng đồng Phật giáo trên toàn thế giới kỷ niệm ngày Vesak trọng đại, Giáo hội Phật giáo Việt Nam vô cùng vinh dự là nước chủ nhà đăng cai tổ chứcĐại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 16, PL. 2563 – DL. 2019. Thay mặt Hội đồng Chứng minh,Hội đồng Trị sự, và toàn thể Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, tôi hoan nghênh và nhiệt liệt chào mừngChư tôn đức lãnh đạo các Giáo hội Tăng già, các tổ chức hệ phái truyền thừa Phật giáo từ khắp các Châu lục đã hội tụ về Việt Nam lần thứ 3 kỷ niệm ngày Vesak Liên hợp quốc. Đây là cơ hội quý báu để chúng ta cùng nhau tăng trưởng niềm tin vào chân lý giải thoát, phát huy giá trị nhữngdi sản mà Đức Thế tôn đã để lại cho nhân loại chúng ta trong hệ thống tư tưởng giáo lý vô giá vềtrí tuệ, lòng từ bi, triết lý vô ngã, tinh thần bất bạo động, những giá trị hòa bình và phát triển bền vững.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 16 tại Việt Nam hân hạnh được chào đón các quý vị Nguyên thủ các quốc gia đến từ quê hương của Đức Phật, các quốc gia Phật giáo, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham dự Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 cùng nhau chia sẻ những giải pháp để thực hiện thành công mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc vì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng.
Kính thưa quý liệt vị!
Lịch sử 2000 năm Phật giáo Việt Nam đã minh chứng về một nền Phật giáo nhập thế. Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam giành được nền độc lập tự chủ vào đầu Thế kỷ thứ X, trải qua các triều đạiĐinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Phật giáo đã trở thành nền tảng tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, là bộ phận chủ yếu góp phần tạo nên bản lĩnh, bản sắc văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam. Các vị Thiền sư cao Tăng, đồng thời cũng là những nhà lãnh đạo kiệt xuất, nhà ngoại giao xuất sắc của thời đại, là những người có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Thời kỳ Phật giáo vàng son, cũng đồng thời là thời kỳ hưng vượng của quốc gia dân tộc.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam kế thừa và phát huy những giá trị tinh hoa của Phật giáo Việt Namtrong lịch sử, luôn luôn đồng hành cùng dân tộc. Nhìn lại quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam, chúng ta có thể vui mừng trước những đóng góp tích cực, chủ động và có trách nhiệm củaViệt Nam với cộng đồng quốc tế đã được Liên hợp quốc ghi nhận và đánh giá cao. Việc Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc năm nay càng khẳng định điều đó. Đồng thời khẳng định vai trò và vị thế của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 trao đổi các vấn đề, trong đó có cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững, sự lãnh đạo có chính niệmvì hòa bình bền vững. Đặc biệt, các vấn đề Phật giáo trong đời sống như cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững, cách tiếp cận của Phật giáo vềgiáo dục đạo đức toàn cầu, cách mạng Công nghiệp 4.0 và Phật giáo, và cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững. Qua đó, cộng đồng Phật giáo thế giới đưa ra những giải pháp căn bản nhất xuất phát từ chính tâm con người để thực hiện thành công mục tiêu chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu mà Liên hợp quốc hướng tới.
Tôi tin tưởng rằng, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 16 tổ chức tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Tam Chúc, tỉnh Hà Nam sẽ thành tựu viên mãn. Kính chúc Quý vị khách quý, Chư tôn đức Tăng Ni, nhân sĩ trí thức, cùng đồng bào Phật tử hưởng trọn mùa Vesak an lạc trong chính pháp,vô lượng cát tường!
Nam mô Thường Tinh Tiến Bồ tát ma ha tát.
ĐỨC PHÁP CHỦ
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH PHỔ TUỆ