1. Chùa Già Lam

Trước đây, Chùa Già Lam từng mang một tên gọi khác là Chùa Quan Thánh Đế. Chùa do Hòa Thượng Thích Huệ Đức sáng lập và cho xây dựng vào năm 1940. Chùa theo hệ Phái Cổ truyền, được đổi tên lại thành Già Lam Cổ Tự vào năm 1970.
Chùa tôn thờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và nhiều vị Bồ Tát khác cùng với Quan Thánh Đế. Kiến trúc ngôi chùa khác hẳn với những ngôi chùa truyền thống khác tại Việt Nam. Chùa được xây dựng theo phong cách kiến trúc của Ấn Độ, bố trí trang nghiêm nơi thờ tượng Phật Di Lặc, thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, tượng Bồ Tát Quán Thế Âm.. Ngoài ra còn có : Vườn Lâm Tì Ni, Thái Tử cắt tóc, một Bạch tượng, Vườn Lộc uyển, Phật nhập niết bàn, một tượng Ngựa Xích Thố… cùng nhiều bảo tháp được xây dựng. Chùa có không gian xanh thoáng.
Tuy chỉ mới tồn tại khoảng 70 năm, không phải là một ngôi chùa cổ hay có niên đại lâu đời nhưng vào chùa, du khách sẽ thấy được một không gian vô cùng thanh tịnh, trang nghiêm  làm cho tâm trí, tâm hòn trở nên thư thái nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Kết hợp với kiến trúc theo kiểu chùa chiền Ấn Độ làm cho ngôi chùa toác lên vẻ linh thiêng huyền dịu.
Ngoài ra, chùa còn nổi tiếng với pho tượng ngựa Xích Thố oai phong, lẫm liệt được tạc vào năm 1964 giống như thật đặt ở phía trước chùa đã tồn tại 50 năm với  câu chuyện ly kỳ cùng bài thơ:
“Xích Thố tiếng rền rạng cõi Đông
Nêu danh tuấn mã sức toàn hồng
Trường đồ ngàn dặm hơi chưa sút
Chiến địa trăm phen sức tựa không”.
Địa chỉ: Hùng Vương, ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, TX. Ngã Bảy, Hậu Giang

2. Chùa Giác Long

Địa chỉ : 3355 Hùng Vương, Hiệp Thành, Ngã Bảy, Hậu Giang

3. Chùa Aranhứt

Aranhứt là ngôi chùa Khmer cổ nhất tại Hậu Giang và cũng nổi tiếng vì là một trong những chùa Khmer cổ nhất ở ĐBSCL. Chùa Aranhứt được người Khmer xây dựng vào năm 1632 để làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo. Chùa tọa lạc trên vùng đất có diện tích khoảng 12000 m2.
Trong chiến tranh chùa bị tàn phá nặng nề do trúng bom vào năm 1968. Sau đó, Phật tử khắp nơi đã chung tay quyên góp tiền bạc để trùng tu lại ngôi chùa và sau nhiều đợt trùng tu đến nay chùa đã khang trang hơn nhiều. Chùa có 1 chính điện, 3 tăng xá… chùa Aranhứt mang lối kiểu kiến trúc độc đáo với những nét chạm trổ, điêu khắc đặc trưng theo tín ngưỡng văn hóa của người Khmer.
Địa chỉ: Ấp Long An A, Thị Trấn Cái Tắc, huyện Châu Thành A, Hậu Giang

4. Chùa Bảo Tịnh

Chùa Bảo Tịnh là trung tâm Phật giáo tại tỉnh Hậu Giang, Được xây dựng vào năm 1931 do Hòa thượng Thích Thiện Thành khởi xướng. Hiện tại, chùa do Hòa thượng Thích Huệ Đức làm trụ trì, đã cho tu bổ nhiều hạng mục là: Quán Âm các, Đại Thế Chí các, xây dựng tượng đài Quan Thế Âm, tượng đài Thích Ca Mâu Ni Phật.
Chính điện là nơi được bày trí rất tôn nghiêm, tôn thờ Tam Thế Phật ( Tam Bảo : Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí ) được tạc bằng đá trắng có kích thước lớn cao gần 1 mét.
Chùa là địa điểm hành hương lễ Phật, thu hút đông đảo Phật tử gần xa đến chiêm bái hàng năm.
Địa chỉ: Số 869/48 đường Trần Hưng Đạo, Phường 7, TP. Vị Thanh, Hậu Giang

5. Chùa Long Khánh

Chùa Long Khánh được khởi công xây dựng lần đầu tiên vào năm 1968, được trùng tu lại cho khang trang hơn vào năm 2009. Hiện tại, chùa là nơi lễ bái, tập trung tu tập của đông đảo phật tử trong vùng và ngoài tỉnh.
Địa chỉ: ở ấp 2, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, Hậu Giang

6. Thiền Viện Trúc Lâm Hậu Giang

Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang được khởi công vào năm 2014 tại phường Vĩnh Tường, thị xã Long Mỹ.  16 hạng mục được xây dựng trên diện tích 4,2 ha. Lễ khánh thành Thiền Viện được tổ chức long trọng vào ngày 17-6 ngay tại khuôn viên của Thiền Viện Trúc Lâm.
Thiền viện có thiết kế gồm Tòa chánh điện, Nhà tổ, lầu chuông, lầu trống, cổng tam quan, nhà nghỉ chân, tôn tượng Quan Âm lộ thiên, miếu thờ mẹ Âu Cơ, giảng đường, trai đường, nhà trụ trì, nhà khách, thư viện, Tăng xá, Ni xá…
Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang là nơi tu theo Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là điểm tựa tâm linh cho tăng ni, phật tử và người dân trong vùng.